Oppo có thể chống lại nghiệt ngã thị trường Trung Quốc ?

Việc tự đầu tư dây chuyền sản xuất điện thoại, thay vì phụ thuộc vào đối tác sản xuất (Foxconn chẳng hạn) như Xiaomi cũng đem lại lợi thế cho Oppo. Chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn, nhưng sau khi sản xuất số lượng lớn thì chi phí sẽ giảm và hãng này có thể hợp tác với nhà cung cấp để có những linh kiện chất lượng hơn.
Mặc dù đã vươn lên đứng đầu thị trường nước nhà trong năm 2016, Oppo sẽ cần phải rất thận trọng trong những bước đi tiếp theo nếu muốn giữ vững vị trí này.
Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới cũng là nơi mức độ cạnh tranh cao nhất. Kể từ năm 2013, vị trí số một tại đây thay đổi liên tục. Hãng vươn lên đầu tiên là Samsung, sau đó là Xiaomi, rồi Apple và Huawei. Chẳng có hãng nào giữ được ngôi đầu quá một năm. Không giống như thị trường quốc tế, nơi mà Apple và Samsung thay nhau thống trị, Trung Quốc là một sân chơi khốc liệt hơn nhiều.
Hãy nhìn vào Xiaomi để thấy một bước đi hụt tại Trung Quốc sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào. Năm 2014, hãng này lần đầu tiên đứng đầu thị phần smartphone nội địa, và duy trì được gần 1 năm. Tuy nhiên đến 2016, hãng này đã rơi xuống vị trí thứ 5, doanh số tụt tới 38%. Sự suy giảm nhanh chóng này khiến cho Xiaomi phải cuống cuồng thay đổi, chuyển sang phương thức kinh doanh truyền thống ở các cửa hàng cũng như tìm kiếm các thị trường mới.
Đến Apple cũng không tránh khỏi vòng xoáy nghiệt ngã này. Năm 2014, sau khi kí kết thỏa thuận với nhà mạng lớn nhất Trung Quốc là China Mobile, cơn sốt đồ Táo tại đây lên cao hơn bao giờ hết. Đầu năm 2015, hãng đã vươn lên đứng đầu thị trường thay cho Xiaomi. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau ngôi đầu đã mất vào tay Huawei, và Apple tụt xuống vị trí thứ 4. Samsung, hãng đứng đầu năm 2013 hiện chỉ còn đứng thứ 6.
Bây giờ, đến lượt Oppo cũng sẽ phải bảo vệ “ngôi vương” của mình. Phương thức kinh doanh của Oppo có thể nói là trái ngược hoàn toàn với Xiaomi: thay vì kinh doanh online và dựa vào lượng fan hùng hậu như Xiaomi, Oppo đầu tư mạnh vào quảng cáo qua truyền hình và internet, phát triển kênh đại lý, những cửa hàng bán điện thoại và mang lại dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hiếm thấy ở Trung Quốc. Tất cả những điều trên nhằm tạo dựng thương hiệu Oppo đối với khách hàng.
Khi có một thương hiệu được nhớ đến, Oppo tập trung vào dải sản phẩm từ tầm trung đến cao cấp trong khoảng giá 350 – 450 USD. Trong khi đó, Xiaomi lại tìm kiếm thị trường với dòng sản phẩm Redimi giá rẻ, có giá bán chỉ trong khoảng 100 USD. Xiaomi chỉ tập trung bán ở những thành phố lớn, còn Oppo không bỏ qua cả những thành phố nhỏ hay vùng quê.
Việc tự đầu tư dây chuyền sản xuất điện thoại, thay vì phụ thuộc vào đối tác sản xuất (Foxconn chẳng hạn) như Xiaomi cũng đem lại lợi thế cho Oppo. Chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn, nhưng sau khi sản xuất số lượng lớn thì chi phí sẽ giảm và hãng này có thể hợp tác với nhà cung cấp để có những linh kiện chất lượng hơn.
Dù sao, cũng rất khó để kết luận những lợi thế của Oppo sẽ phát huy được bao lâu. Nhiều nhà sản xuất mới nổi đã bắt đầu học theo chiến lược kinh doanh của Oppo để chiếm lấy ngôi đầu. Những người đứng đầu Oppo cũng biết được điều đó.
“Các lãnh đạo của chúng tôi vẫn đang đưa ra những bước đi rất thận trọng. Mặc dù ở bên ngoài chúng tôi rất được chú ý, trong công ty nhìn chung mọi người không hề hoang tưởng với những gì đã đạt được” – một nhà quản lý của Oppo chia sẻ với báo Nhật Nikkei.
Theo vị này, Oppo là một công ty trẻ, với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 30. Ông này cũng cho rằng cuộc chiến thực sự của Oppo bây giờ mới bắt đầu.
- Tâm lý marketing và 9 nguyên tắc trong hành vi con người
- 3 bài học đắt giá từ scandal Uber
- 4 tiêu chí của một slogan “đắt giá”
- Startup sử dụng trí tuệ nhân tạo vận hành phòng mạch
- Malaysia gắn nhãn thương hiệu cho xoài Harumanis
- Nike bị truyền thông Trung Quốc tố quảng cáo sai sự thật
- Doanh nghiệp Việt và con đường nâng tầm thương hiệu Việt
- Sản phẩm, thương hiệu và triết lý của doanh nghiệp
- Samsung tự phát triển trí tuệ nhân tạo để thách thức Apple
- 2 chiến lược dành cho thương hiệu nội địa
- Trà bí đao Wonderfarm thoát ‘vũng lầy’ thua lỗ
- Cuộc Cách Mạng Kinh Doanh Của Bà Ba Huân
- Lời Khuyên Dành Cho Nhà Khởi Nghiệp
- Những Thói Quen Làm Hại Thương Hiệu
- Cấp Độ Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thương Hiệu
- Biti’s Hunter và sức mạnh thực sự của viral